Cùng với sự thay đổi nhanh chóng và liên tục trong hành vi người tiêu dùng, các thương hiệu cũng theo đó có sự thích nghi và linh hoạt nắm bắt những xu hướng mới nhất. Để giúp các thương hiệu có cái nhìn toàn cảnh về thị trường cũng như hỗ trợ cho quá trình xây dựng chiến lược marketing, HubSpot mới đây vừa công bố báo cáo “2023 Marketing Strategy & Trends Report” khảo sát hơn 1.200 nhà tiếp thị B2B và B2C trên toàn cầu về các mục tiêu, thách thức và chiến lược của họ trong năm 2023. Dưới đây là 6 xu hướng nổi bật mà các thương hiệu có thể tham khảo và ứng dụng vào quá trình xây dựng chiến lược marketing của mình.
Video ngắn là định dạng mang lại tỷ suất hoàn vốn cao nhất 2023
Không chỉ là một xu hướng phổ biến được nhiều marketer sử dụng, video dạng ngắn còn là định dạng được dự đoán sẽ mang lại hiệu quả và tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao nhất cho thương hiệu trong năm 2023. Sở hữu nội dung ngắn gọn và hấp dẫn, video dạng ngắn giúp thương hiệu tiết kiệm thời gian và công sức sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và khả năng lan truyền nội dung một cách hiệu quả trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.
Sự bùng nổ của video dạng ngắn đã thay đổi hoàn toàn cách nhiều thương hiệu làm quảng cáo
Cụ thể, có đến 90% marketer cho biết họ sẽ duy trì và thậm chí gia tăng mức độ đầu tư vào định dạng này trong năm 2023 và 21% cho biết họ sẽ bắt đầu thử nghiệm video dạng ngắn trong chiến lược marketing của thương hiệu.
Influencer Marketing tiếp tục tăng trưởng
Theo một khảo sát về xu hướng người tiêu dùng của HubSpot, 33% Gen Z đã ít nhất một lần mua sản phẩm dựa trên đề xuất của người có sức ảnh hưởng. Nhóm khách hàng này cũng cho biết các gợi ý mua hàng từ Influencer có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn hơn so với lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình của họ.
Châu Bùi là một trong những Influencer được nhiều nhãn hàng săn đón nhất hiện nay tại Việt Nam
Có thể thấy, Influencer Marketing vẫn là một hình thức marketing hiệu quả với tỷ suất hoàn vốn cao mà các thương hiệu không nên bỏ qua, với hơn 89% các marketer dự định sẽ đầu tư nhiều hơn vào hình thức này. Bằng cách kết hợp Influencer Marketing và video dạng ngắn, thương hiệu có thể khai thác tối đa tiềm năng của hai xu hướng nổi bật nhất 2023 và gia tăng hiệu quả marketing.
Sự phát triển của hình thức DM
Sử dụng DM (direct message, tạm dịch: tin nhắn trực tiếp) cho các hoạt động chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội là một chiến thuật khá mới. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những hình thức marketing có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất trong năm 2023 bởi khả năng kết nối và xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng hiệu quả, mang lại trải nghiệm mua hàng toàn diện cho người tiêu dùng.
Báo cáo Consumer Trends của HubSpot cũng chỉ ra rằng gần 20% Gen Z và 25% Millennials đã liên hệ trực tiếp với một thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, khi các ứng dụng truyền thông xã hội như Instagram, Twitter và Facebook bắt đầu tham gia vào “sân chơi” thương mại điện tử, việc kết nối trực tiếp với khách hàng thông qua DM lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, giúp các thương hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng doanh số bán hàng.
Thương hiệu có thể tạo sự kết nối tốt hơn với khách hàng thông qua hình thức trò chuyện trực tiếp
Với 87% marketer đang sử dụng DM trong chiến lược marketing cho biết sẽ tiếp tục duy trì và gia tăng mức đầu tư và 15% nhà tiếp thị có kế hoạch sử dụng DM để giao tiếp với khách hàng, đây được dự đoán là xu hướng có khả năng mang lại ROI cao thứ ba cho các thương hiệu trong năm 2023.
Tận dụng và tối ưu hoá SEO trên website thương hiệu
Mặc dù không phải là một xu hướng mới, việc tận dụng blog với một chiến lược SEO hiệu quả tiếp tục là một công cụ mạnh mẽ giúp các thương hiệu thu hút đối tượng mục tiêu và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Với 88% marketer có kế hoạch đẩy mạnh hoặc duy trì khoản đầu tư trong năm 2023, tận dụng SEO trong chiến lược marketing của thương hiệu được xếp thứ 4 về mức độ hiệu quả và tỷ suất ROI.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo A.I đã mở ra nhiều cơ hội, giúp người dùng sáng tạo nội dung một cách nhanh chóng và chất lượng. Tuy nhiên, việc tạo ra hàng loạt nội dung dựa vào A.I nhằm đánh lừa các công cụ tìm kiếm sẽ gây hại cho khả năng xếp hạng SEO trên website của thương hiệu. Vào tháng 02/2023, Google đã công bố Hướng dẫn về nội dung được tạo ra từ A.I trong Google Search. Theo đó, việc đẩy mạnh SEO trên website bằng các nội dung A.I cần được cân nhắc kỹ lưỡng và có trách nhiệm để đảm bảo rằng nội dung tương thích với các thuật toán tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà các thương hiệu muốn nhắm đến.
Xây dựng nội dung nhân cách hoá thương hiệu
Số liệu từ HubSpot cho thấy sáng tạo nội dung phản ánh giá trị thương hiệu đang là xu hướng phổ biến thứ ba trong chiến lược marketing hiện nay của các doanh nghiệp. Giữa một thị trường đầy tính cạnh tranh, việc nhân cách hoá thương hiệu góp phần tạo nên sức hút, sự hấp dẫn trong các nội dung truyền thông. Từ đó, thương hiệu trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng tiềm năng cũng như giao tiếp, xây dựng mối quan hệ hiệu quả hơn với người tiêu dùng.
Nhắc đến Duolingo, người dùng dễ dàng liên tưởng đến một chú cú xanh nghiêm khắc với khách hàng trong việc học tập
Cụ thể, trong năm 2023, có 16% nhà tiếp thị có kế hoạch tận dụng nội dung phản ánh giá trị thương hiệu lần đầu tiên và 89% những người đã đầu tư vào dạng nội dung này có kế hoạch gia tăng hoặc duy trì đầu tư vào những nội dung nhân cách hoá thương hiệu.
Ứng dụng phân tích dữ liệu vào chiến lược marketing
Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất từ báo cáo của HubSpot cho thấy việc ứng dụng phân tích dữ liệu vào chiến lược marketing sẽ mang lại lợi thế lớn cho các marketer trong năm 2023. Bên cạnh những thông tin nhân khẩu học cơ bản, dữ liệu về sở thích và hành vi của người tiêu dùng trên mọi điểm chạm ở hành trình mua hàng cũng là những yếu tố mà các thương hiệu cần đặc biệt quan tâm để tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả. Đồng thời, những dữ liệu này cũng cung cấp cơ sở chính xác và đáng tin cậy, hỗ trợ cho việc sáng tạo nội dung, đánh giá chiến lược marketing và gia tăng tỷ lệ ROI của thương hiệu.
Data-driven marketer sẽ sở hữu lợi thế lớn trong năm 2023
Dù có thể hưởng lợi rất nhiều từ dữ liệu, báo cáo cũng chỉ ra rằng thách thức lớn nhất khiến cho các marketer khó tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu xuất phát từ những quy định về quyền riêng tư dữ liệu. Cùng với đó, sự mất lòng tin của người tiêu dùng trong việc chia sẻ dữ liệu cá nhân cũng có thể khiến các marketer bỏ lỡ các thông tin quan trọng và tạo ra nguồn dữ liệu không đủ chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình lên chiến lược marketing.
1. Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng online trên mạng.
2. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)
3. Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…
4. Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…
5. Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.
6. Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.
7. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
8. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử
9. Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: thông điệp hay nội dung quảng cáo hay được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.
10. CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.
11. CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.
12. CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
13. CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.
14. CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.
15. Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.
16. Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
17. Content Networks: là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.
18. Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).
19. Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px
20. Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.
21. Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…
22. Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.
23. Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng
24. Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.
25. Facebook Marketing: Marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên mạng xã hội Facebook
26. Facebook Post: Bài đăng trên Facebook. Có thể là lên tường facebook cá nhân hoặc trên fanpage
27. Facebook ads – facebook advertising: Quảng cáo trên facebook và sử dụng những dịch vụ mà facebook cung cấp.Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).
28. Impression: là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.Keyword – Từ khoá: Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.
29. KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.
30. Landing Page: là một trang web (khác với 1 website) được tạo ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…
31. Meta “Dscripetion” Tag – Thẻ Meta “Description”: Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.
32. Meta “keywords” Tag – Thẻ Meta “từ khoá”: Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.
33. Meta Tag – Thẻ Meta: Meta Tag: cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.
34. Newbie: là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.
35. Online Marketing (Marketing Online là gì: Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…
36. Organic Search Result: là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang “kết quả tìm kiếm” của Google.
37. Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.
38. Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.
39. PPC – Pay Per Click: tương tự như CPC
40. PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tương tự như CPA
41. Payment Threshold: là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…
42. Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.
43. Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Zing…
44. ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?
Chỉ số ROI – Return on Investment
45. Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO
46. SEO – Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.
47. SERP – Search Engine Result Page: là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.
48. Sitemap – Bản đồ/sơ đồ website: Có hai loại Sitemap:
48.1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website
48.2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website. Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing. Social Networks: là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực: • Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn… • Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net… • Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info… • Mạng kết bạn: Thegioibansi, Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn • Mạng cập nhật tin tức: Twitter, thegioibansi,… • Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến • Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Thế giới bán sỉ, Google hỏi đáp… • Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com… • Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks
49. SSL – Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL: Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.
50. Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px
51. Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.
52. Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.
53. Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor
54. Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor
55. 301 Redirect: là phương thức chuyển hướng khách truy cập từ trang web này sang trang web khác.Loại chuyển hướng này thường được sử dụng cho loại chuyển hướng vĩnh viễn. Ví dụ bạn sở hữu 2 trang web là websiteA và websiteB và bạn chỉ muốn một trang web. Thì bạn sẽ chuyển hướng 301 tất cả lưu lượng truy cập từ websiteB đến websiteA để tất cả khách truy cập kết thúc trên website A.
56. 302 Redirect : là phương thức chuyển hướng từ trang này sang trang web khác. Loại chuyển hướng này chỉ sử dụng tạm thời. Nếu chuyển hướng vĩnh viễn thì nên sử dụng 301 Redirect.
57. 404 Error là lỗi xuất hiện khi khách truy cập cố gắng truy cập vào trang web không tồn tại.
58. Bot : là một chương trình tự động truy cập vào các trang web, đôi khi còn được gọi là “trình thu thập thông tin” hoặc “spider”. Một bot spam truy cập các trang web vì những lý do bất chính, thường hiển thị trong Google Analytics dưới dạng lưu lượng truy cập rác. Tuy nhiên, Google sử dụng bot để thu thập thông tin các trang web để chúng có thể được xếp hạng và thêm vào tìm kiếm của Google.
59. Bread Crumbs : là liên kết điều hướng ở đầu trang web giúp người dùng hiểu rõ hơn về trang web và họ đang ở trang nào và ở đâu. Các liên kết này thường xuất hiện ở gần tiêu đề của trang web và trông giống như sau: Trang chủ> Dịch vụ> Dịch vụ cụ thể.
60. Sessions hay còn gọi là phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với website của bạn diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Ví dụ nếu ai đó truy cập vào trang chủ của bạn, xem trang “Giới thiệu” và sau đó chuyển sang xem trang “Liên hệ”, thì Google Analytics sẽ ghi nhận là một phiên vì người dùng đang tương tác với các trang trên trang web của bạn.
Nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội phổ biến TikTok đang dần mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Theo thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất LG, ứng dụng đình đám này đang lấn sân sang các dòng Smart TV của hãng và cụ thể là nó sẽ được thiết lập sẵn trên các dòng LG Smart TV 2020 và 2021.
Được biết, ứng dụng TikTok đã xuất hiện trên LG Smart TV với webOS 5.0 và webOS 6.0. Bản cập nhật của các dòng LG Smart TV 2020 và 2021 đã được tung ra vào ngày 07/10 vừa qua, trong khi đó, bản cập nhật của các dòng cũ hơn dự kiến sẽ được đưa cập nhật vào thời gian sắp tới nhưng thời gian cụ thể vẫn chưa được hãng ấn định.
Anh, Pháp và Đức sẽ là 3 quốc gia cho ra mắt ứng dụng TikTok trên LG Smart TV 2020 và 2021 nhưng liệu LG Smart TV ở Mỹ có cho ra mắt TikTok trên dòng sản phẩm của mình hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Hình chụp trải nghiệm xem video TikTok trên tivi thông minh. Nguồn: Internet.
TikTok vốn là ứng dụng được thiết lập để sử dụng trên Smart Phone nên liệu nó sẽ được hiện diện như thế nào trên Smart TV vẫn là điều được nhiều người dùng mong chờ. Ngoài ra, việc mở rộng phạm vi hoạt động lần này sẽ giúp TikTok tiếp cận đến nhiều phân khúc người dùng hơn và nhận về chi phí quảng cáo lớn hơn từ họ.
Hiện tại, TikTok đã xuất hiện và có độ phủ sóng mạnh mẽ trên Samsung TV, Android TV và Fire TV tại 3 quốc gia lớn là Pháp, Đức và Anh. Vì vậy, việc ra mắt TikTok cho LG Smart TV sẽ thúc đẩy hơn nữa tiềm năng và phạm vi tiếp cận của ứng dụng tại các quốc gia này. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu tích cực về việc TikTok có được mở rộng phạm vi sang các quốc gia và khu vực khác của châu Âu hay không.
Cách tải và cài đặt ứng dụng TikTok trên các TV thông minh:
Đối với TV thông minh Samsung Smart TV
Nhấn chọn nút Smart Hub trên điều khiển tivi (remote)
Trong các lựa chọn hiển thị trên màn hình, chọn biểu tượng Apps ở bên phía tay trái
Tìm ứng dụng TikTok và tải về, cài đặt
Đối với TV thông minh LG Smart TV
Nhấn nút Home trên điều khiển tivi (remote)
Ở phần menu, tìm và nhấn vào biểu tượng LG Content App
Gõ “TikTok” trên thanh tìm kiếm và tải về, cài đặt
Sau khi cài đặt xong, bạn đã có thể dựa lưng thoải mái trên ghế sofa để lướt các video thú vị trên TikTok rồi:
Mở ứng dụng TikTok trên tivi
Đăng nhập với tài khoản sẵn có của bạn hoặc bạn có thể tạo mới
Chọn các sở thích xem video và bắt đầu giải trí với các video trên Tiktok
Bạn có tò mò ứng dụng TikTok sẽ hoạt động trên tivi thông minh LG như thế nào không? Mời bạn tham khảo video hướng dẫn mới tinh của người dùng ở các nước đang được trải nghiệm nhé:
Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm xem video TikTok trên tivi thông minh tại nhà mình bằng cách thực hiện các hướng dẫn sau (dù hơi phức tạp chút):
Để bắt đầu, hãy kết nối cả hai thiết bị tivi và điện thoại di động vào cùng một mạng Wi-Fi.
Tải ứng dụng Video & TV Cast theo kiểu TV của bạn về điện thoại từ Cửa hàng Google Play hoặc App Store.
Mở ứng dụng và nhấn vào biểu tượng Truyền (Cast) để hiển thị địa chỉ IP cục bộ trên điện thoại di động.
Nhập địa chỉ IP trên điện thoại di động của bạn vào tivi để kết nối hai thiết bị. Nguồn: alfanoTV.
Tiếp theo, tải Video & TV Cast xuống Smart TV của bạn từ cửa hàng ứng dụng tương ứng. Có các phiên bản cho LG, Samsung, TV Sony, thiết bị Chromecast, v.v.
Mở ứng dụng và đặt địa chỉ IP được đề cập trong đoạn trước bằng điều khiển từ xa.
Nhập địa chỉ IP trên điện thoại di động vào tivi thông minh bằng điều khiển từ xa. Nguồn: alfanoTV.
Sau khi hai ứng dụng được ghép nối, hãy mở trình duyệt web của trên điện thoại di động để sao chép (copy) liên kết (link) của video TikTok mà bạn muốn phát lên màn hình lớn.
Sao chép địa chỉ video TikTok để chuẩn bị phát lên màn hình tivi thông minh. Nguồn: alfanoTV.
Sau khi video được tải trong ứng dụng Video & TV Cast trên điện thoại di động của bạn, hãy nhấn vào nút Phát (Cast) hiển thị ở cuối màn hình.
Chúc bạn có những trải nghiệm thư giãn với TikTok, còn nếu bạn thấy phức tạp quá thì hãy tạm coi TikTok trên điện thoại, chờ phiên bản TikTok trên các tivi thông minh tại Việt Nam nhé!
TikTok hẳn đã không xa lạ gì với netizen Việt với hơn 34 triệu người dùng và đã trở thành một thị trường “thơm ngon” đối với các nhãn hàng lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các dịch vụ quảng cáo trên TikTok cũng theo đó mà ra đời để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn nhỏ.
Bạn có thể đăng ký và thiết lập một tài khoản để chạy quảng cáo cho “đứa con” của mình. Nếu mà bạn không phải tuýp người quá rành về các giải pháp Marketing và Công nghệ, thì bạn nên cân nhắc thuê dịch vụ quảng cáo TikTok từ các Agency uy tín hoặc Freelancer có chuyên môn về Marketing. Khi đó, bạn không phải lo lắng về những điều khoản, chính sách của TikTok vì đã có đơn vị/ người chuyên nghiệp giúp bạn thực hiện.
Lợi ích nổi bật nhất bạn nhận được khi thuê dịch vụ quảng cáo TikTok là sự hỗ trợ từ A đến “Á” bởi đội ngũ chuyên nghiệp từ khâu lên kế hoạch cho các chiến dịch, nhắm chọn đối tượng mục tiêu phù hợp, đến hỗ trợ review nội dung quảng cáo, cài đặt quảng cáo…Nhờ đó bạn tiết kiệm được thời gian và tập trung vào chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, việc thuê một đơn vị thực hiện dịch vụ này cũng tốn kém, nên nhiều người vẫn tự lần mò các hướng dẫn trên mạng để tự chạy quảng cáo TikTok cho doanh nghiệp của mình.
Để các chiến dịch quảng cáo TikTok được tối ưu hóa, không vướng phải các quy định ràng buộc, bạn cần lưu ý gì khi chuẩn bị nội dung quảng cáo trên TikTok đây?
Techhave.com chia sẻ với bạn TOP 7 lý do TikTok từ chối quảng cáo của bạn: 2 lý do từ nội dung câu chữ, 3 lý do từ nội dung video/ hình ảnh quảng cáo và 2 lý do từ trang đích quảng cáo.
PHẦN A. NỘI DUNG CHỮ
1. Nội dung quảng cáo có yếu tố phóng đại, “làm lố”, gây hiểu lầm về hiệu quả, tính năng sản phẩm
Các quảng cáo sử dụng các từ ngữ phóng đại “quá trớn” sẽ không được xem xét, ví dụ: • Sử dụng dịch vụ này và kết hôn sau 3 ngày. • Kem 100% thảo dược thiên nhiên chữa mọi bệnh. • Ứng dụng số 1 trên toàn thế giới.
2. Một số lỗi văn bản khác trong tiêu đề và nội dung mô tả
Tiêu đề quảng cáo hoặc nội dung mô tả của quảng cáo có các lỗi như trong các ví dụ dưới đây sẽ không được TikTok duyệt khởi chạy: • Các lỗi chính tả như “rfom” thay vì “from” • Viết hoa quá mức và gây mất tập trung “S.a.L.e” • Sử dụng các ký hiệu thay cho các chữ cái như, “S @ le” • Văn bản trong video/ hình ảnh không hoàn chỉnh • Các lỗi ngữ pháp • Văn bản/ biểu trưng đã được bao phủ bởi các nhãn dán, hay bị làm mờ đi (mosaic effect)
TikTok minh họa về các lỗi văn bản thường gặp nhất khiến cho quảng cáo TikTok của bạn không được duyệt. Nguồn: TikTok Ads.
PHẦN B. NỘI DUNG VIDEO
3. Vấn đề với chất lượng video, hình ảnh và âm thanh
Những mẫu quảng cáo có vấn đề về chất lượng video, hình ảnh và âm thanh sau đây sẽ không thể xem xét: • Độ phân giải thấp và video hoặc hình ảnh mờ • Một phần của video hoặc hình ảnh bị che bằng các thanh hoặc pixel màu đen • Video không có âm thanh hoặc chất lượng âm thanh kém đến mức khó hiểu
4. Quảng cáo chứa biểu trưng (logo) của bên thứ ba
Trong mẫu quảng cáo của bạn mà có sử dụng bất kỳ biểu trưng trái phép nào của bên thứ ba sẽ không được xem xét, như là: • Quảng cáo có biểu trưng TikTok • Quảng cáo tuyên bố sản phẩm là “Sản phẩm bán chạy nhất TikTok”
5. Quảng cáo chứa nội dung khiêu dâm hoặc gây sốc
Trong mẫu quảng cáo của bạn mà có sử dụng bất kỳ biểu t
Quảng cáo sử dụng nội dung khiêu dâm hoặc gây sốc sẽ không được xem xét. Các doanh nghiệp, chủ shop các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc cá nhân cần lưu ý để tránh vi phạm: • Quảng cáo hiển thị vùng da thịt lộ liễu quá mức, ngay cả khi nó không mang tính chất gợi dục • Quảng cáo hiển thị trên các cảnh và hành vi gợi cảm hoặc khêu gợi tình dục • Quảng cáo hiển thị hình ảnh khủng khiếp khiến người dùng sợ hãi
PHẦN C. TRANG WEB/ LANDING PAGE QUẢNG CÁO
6. Sản phẩm và giá trong quảng cáo không nhất quán hoặc không liên quan đến sản phẩm và giá trên trang web quảng cáo
Nhiều doanh nghiệp, chủ các shop tạo chiến dịch quảng cáo trên TikTok và áp dụng các ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng tiếp cận trên kênh này, nhưng lại quên chỉnh thông tin trên trang web quảng cáo, dẫn đến khách hàng nhấp vào link và cảm giác như bị lừa gạt.
Các trường hợp như vậy, TikTok đều ngăn chặn từ trong trứng nước, để đảm bảo quyền lợi của người dùng TikTok. Đây là một trong những điểm khác biệt khi cài đặt quảng cáo TikTok và quảng cáo trên các nền tảng quen thuộc như Facebook, Google, YouTube…
Để bạn dễ hình dung hơn, TikTok có liệt kê một số ví dụ: • Quảng cáo không liên quan đến trang web sản phẩm, tức là quảng cáo giới thiệu sản phẩm A trong hình ảnh hoặc video nhưng lại hiển thị sản phẩm B trên trang web. • Quảng cáo nói rằng “Giảm giá lên đến 50%”, nhưng trang web cho biết chỉ có giảm giá “Giảm giá tới 30%”. • Nội dung trang web không rõ ràng để xác định xem quảng cáo có liên quan đến các sản phẩm được giới thiệu trên trang web quảng cáo hay không. Chẳng hạn như một quảng cáo có “nhãn hiệu quần áo” nhưng trang web có các hình ảnh chung chung về “thành phố lớn”, sẽ bị từ chối.
Nội dung quảng cáo không đồng nhất giữa video, hình ảnh quảng cáo trên TikTok và website/ landing page bán hàng/ dịch vụ thì TikTok sẽ không duyệt chạy quảng cáo. Nguồn: TikTok Ads.
7. Trang web được quảng cáo không hoạt động bình thường hoặc không chứa thông tin theo yêu cầu của quy định địa phương
Tương tự như trên, TikTok đưa ra quy định này để đảm bảo quyền lợi của người dùng mạng xã hội này khi tiếp cận với các mẫu quảng cáo.
Một số lỗi của trang web quảng cáo dẫn đến TikTok từ chối duyệt mẫu quảng cáo của bạn: • Trang web không hoạt động bình thường hoặc xuất hiện dưới dạng trang 404 • Trang web không thân thiện với thiết bị di động • Trang web không chứa thông tin liên hệ • Trang web không có chính sách bảo mật được nêu rõ ràng • Các trang web Thương mại điện tử không có chính sách hoàn lại tiền hoặc trả lại được nêu rõ ràng
Ngoài kiểm duyệt nội dung, hình ảnh trên mẫu quảng cáo, TikTok còn quan tâm đến nội dung hiển thị trên website/ landing page quảng cáo để đảm bảo quyền lợi của người dùng TikTok. Nguồn: TikTok Ads.
Với 7 nguyên nhân mà Techhave.com vừa chia sẻ, hy vọng các bạn lưu ý kỹ khi sản xuất nội dung quảng cáo và thiết lập chiến dịch để tối ưu hóa các nguồn lực cho doanh nghiệp của mình, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bạn cần tư vấn nội dung quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, hay cần hỗ trợ thiết lập một chiến dịch quảng cáo, đội ngũ Techhave.com sẵn sàng hỗ trợ.